1. Đây không phải là lỗi của tôi
Một mực đổ lỗi lên người khác, việc này chỉ khiến bạn bị cấp trên đánh giá thiếu tinh thần trách nhiệm, hơn nữa lại không biết cách rút ra bài học từ trong sai lầm.
Không ai thích và muốn làm việc với người đùn đẩy trách nhiệm. Những người lãnh đạo chỉ thích và đánh giá cao những người biết nhận sai về mình và chịu trách nhiệm cho sai lầm đó.
2. Xong ngay đây
Câu nói này, xin đừng tùy tiện nói ra, trừ khi bạn chắc chắc rằng chỉ một vài phút nữa bạn sẽ hoàn thành một công việc gì đó.
Tại sao? Bởi thứ nhất, cách nói này khiến người khác cảm thấy bạn chưa đủ nghiêm túc và cẩn thận. Thứ hai, nếu như không làm được, bạn sẽ đánh mất niềm tin của người khác. Thứ ba, câu nói này sẽ có thể khiến người khác hiểu nhầm, cảm thấy bạn dường như chỉ đang làm đối phó cho có.
Những người có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn là những người đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đã trải qua nhiều lần được rèn luyện, thao tác thức tế. Có thể lập tức hoàn thành công việc với một người chưa thực sự thành thục, e rằng chất lượng công việc khó có thể tốt được.
Ảnh minh họa.
3. Tôi không cần giúp đỡ
Có thể bạn cảm thấy một mình bạn có thể hoàn thành công việc nhưng trên thực có sự tiến bộ và phát triển.
Có khả năng làm việc theo nhóm, đó là một điều kiện bắt buộc của một người quản lý. Người không cần giúp đỡ, có thể đồng nghĩa với việc anh ta không biết cách hợp tác với người khác, người như thế thường khó đảm nhiệm được những nhiệm vụ, trọng trách lớn lao.
4. Việc này không công bằng
Trên đời này chẳng có việc gì công bằng tuyệt đối. Chính vì sự không công bằng này, chúng ta mới có cơ hội để nỗ lực hơn. Thay vì oán trách, chi bằng hãy hành động, nỗ lực nắm bắt cơ hội. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể khiến cấp trên nhìn thấy giá trị của mình.
Ảnh minh họa.
5. Trước đây vẫn làm như vậy
Trước đây rõ ràng là đã làm như vậy nhưng đây không phải là lý do chúng ta có thể đem ra giải thích lúc mắc sai lầm. Giá trị của chúng ta thể hiện ở chỗ chúng ta có thể thay đổi, làm cho những việc đã tốt trước đây trở nên tốt hơn nữa, bổ sung cho những điểm còn thiếu sót trước đây.
Người không biết quan sát các động thái xung quanh, xu hướng phát triển trong tương lai mà giữ mãi những cách làm đã cũ, điều này cho thấy bạn không có khả năng tùy cơ ứng biến, không đủ linh hoạt để phát huy trong công việc.
-
Bị trộm 10 món đồ nhưng lên ti vi nói mất 11 món, bảo tàng tìm được số đồ đã dịch vụ dịch thuật mất theo cách kẻ cắp không thể ngờ tới
6. Tôi muốn làm việc dễ
Có hai công việc đặt trước mặt các bạn, một là việc khó và một là việc dễ. Bạn nói: Thưa Sếp, em chọn việc dễ.
Với vai trò, vị trí của người lãnh đạo, bạn nói như vậy chẳng khác nào đang tự khẳng định mình không muốn trau dồi kỹ năng, không muốn thay lãnh đạo gánh vác trách nhiệm, không muốn lãnh đạo đặt nhiều hy vọng vào mình, không muốn trở thành cách tay đắc lực của ông ta…
7. Việc này thật tốn sức
Doanh nghiệp cải tổ lại nghiệp vụ hoặc điều chỉnh tổ chức, thường cần nhiều thời gian để sắp xếp và phân tích số liệu. Đây chính là dịp mỗi nhân viên có thể giúp công ty phát triển và cũng là cơ hội để bản thân mỗi người có thể trưởng thành, tạo đột phá.
Trong bối cảnh đó, bạn vẫn có thể buông lời than thở, chắc chắn không một người lãnh đạo nào có thể chấp nhận được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét